Ngành dệt may trước áp lực cạnh tranh

Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2014 được 24 tỷ USD. Trong năm 2015, dự kiến kim ngạch xuất khẩu tăng lên 30 tỷ USD. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế châu Âu, sự tăng trưởng này sẽ gặp khó khăn khi hiệp định TPP có hiệu lực, được nhiều nước tận dụng triệt để.

Hiện tại đối với ngành dệt may truong nước mới chỉ có đơn hàng gia công

Thống kê từ Hiệp hội Dệt may TPHCM, kim ngạch xuất khẩu của ngành may mặc năm 2014 đạt 24 tỷ USD nhưng doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp đến 60%. Trong tỷ lệ đóng góp của DN FDI, giá trị gia tăng để lại cho nước ta không cao. Mức độ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến lĩnh vực dệt may của DN trong nước còn rất hạn chế. Các DN FDI chủ yếu sử dụng chuỗi cung ứng của họ trên toàn cầu. Với việc sử dụng chuỗi cung ứng này càng nhiều, dẫn đến nước ta chỉ tăng kim ngạch nhập khẩu.

Chưa hết, nếu xét theo cơ cấu doanh thu của DN nội, có đến 85% DN làm gia công đơn thuần. Số rất ít, khoảng 13% DN hoạt động theo hình thức mua nguyên liệu và bán sản phẩm. Và chỉ có 2% DN làm được hoàn thiện sản phẩm từ khâu thiết kế, phát triển nguyên phụ liệu, sản xuất và giao hàng. Điều này khiến giá trị gia tăng của sản phẩm ngành dệt may nước ta không cao, bởi lẽ giá trị nguyên phụ liệu đã chiếm từ 60% – 70%. Còn giá gia công cao nhất có thể đạt được cũng chỉ 20% – 25% giá trị sản phẩm. Phân tích từ Hiệp hội Dệt may TPHCM cho thấy, nếu áp cơ cấu trên để phân tích doanh thu ngành may thành phố thì DN may mặc Việt Nam tại TPHCM chỉ đạt 1,8 tỷ USD. Và với 85% DN thực hiện phương thức gia công, có giá trị tương đương 25% đơn giá FOB thì kim ngạch thực hiện từ gia công xuất khẩu chỉ có thể đạt mức 382 triệu USD trong năm 2014.

Quy trình đóng gói sp may mặc bàng bao bì nilon

Với cơ cấu hiện nay, lợi nhuận từ nguyên phụ liệu đa phần do các công ty trung gian giao hàng gia công thụ hưởng. Và lợi nhuận công ty may Việt Nam thu được rất khiêm tốn khi chi phí lao động ngày càng cao và năng suất có hạn. Thực tế hiện nay, các DN gia công có thể bảo toàn vốn đã khó. Nếu 85% DN đang hoạt động dưới hình thức gia công đơn thuần chuyển sang phương thức kinh doanh FOB thì doanh thu ngành may mặc có thể tăng thêm 5 lần, tức khoảng 90 triệu USD. Và nếu chuyển được sang hình thức ODM thì giá trị gia tăng còn cao hơn rất nhiều.