Cách viết tắt và cách ghi độ dày của màng nilon

Tên viết tắt của vật liệu bao bì màng nilon

Bao bì nilon được sản xuất từ hạt nhựa nguyên sinh được nhập khẩu từ các nước sản xuất dầu mỏ. Hiện nay ở nước ta, nguyên liệu hạt nhựa nguyên sinh được nhập khẩu từ Arap saodi, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,..và một số nước khác có nguồn nguyên liệu này.

Nguyên liệu được nhập từ các cảng biển, như Hải Phòng, sau đó được vận chuyển bằng đường bộ đến các nhà máy sản xuất trên toàn quốc, việc nhập nguyên liệu thường mất từ 60 - 90 ngày cho một chu kỳ nhập hạt nhựa

Dưới đây là tên viết tắt của một số nguyên liệu để sản xuất ra màng nilon được chúng tôi giới thiệu để tiện cho các bạn  đọc tham khảo và tìm hiểu.

Một vài tên viết tắt gồm một vài ký tự theo quy định đã được dùng rộng rãi để thay thế các tên phức tạp của các loại chất dẻo khác nhau:

PE      = Polyethylen
LDPE   = Low Density Polyethylen
MDPE  = Medium Density Polyethylen
HDPE   = High Density Polyethylen
PET    = Polyethylen Terephthalate (Polyester)
PP      = Polypropylen
OPP    = Oriented Polypropylen
PS      = Polystyrene
OPS    = Oriented Polystyrene
EPS     = Expanded Polystyrene hoặc Foamed Polystyrene
SAN    = Styrene Acrylo Nitrile copolymer
ABS    = Acrylonitrile Butadiene Styrene copolymer
PA      = Polyamide (nylon)
PVC    = Polyvinyl Chloride
PVDC  = Polyvinylidene Chloride ( Saran)
PVA    = Polyvinyl Acetate (PVAC)
PVAL   = Polyvinyl Alcohol
CMC    = Carboxymethyl Cellulose
CA      = Cellulose Acetate
EVA    = Ethylene Vinyl AcetateT
PX      = Polymethyl Pentene
CAB    = Cellulose Asetate - Butyrate
EC      = Ethyl Cellulose

Phương pháp biểu diễn bề dày của màng nhựa và cách viết độ dày của màng nilon

Màng nilon mỏng có độ dày dao động trong khoảng từ 0.02mm - 0.2mm, màng nilon thường tồn tại ở dạng màng 1 lớp (hay còn gọi là tấm nilon), dạng màng 2 lớp (hay còn gọi là màng ống). Từ dạng màng ống sau đó qua máy cắt túi sẽ trở thành túi nilon dạng có đáy hàn kín (hoặc để hở cho lỗ thông hơi). Cũng có một số trường hợp túi nilon được làm từ mảng 1 lớp (thông qua một máy gấp và cắt túi, túi hàn cạnh)

 mm  inch   gauge  mil   microns
0.0064 0.00025 25 4-Jan 6.4
0.0127 0.0005 50 2-Jan 12.7
0.0254 0.001 100 1 25.4
0.0508 0.002 200 2 50.8

Với 1mm = 0.039 in; 1mil = 0.001 in; 1gause = 0.00001 in

Định lượng: màng nhựa cũng có thể được chỉ định bằng định lượng như giấy: g/m2.Mật độ: trọng lượng trên một đơn vị thể tích g/cm3 hoặc g/cc.

Diện lượng (Yield): diện tích màng có được của một đơn vị trọng lượng khi độ dày của màng là 1 mil (in2/lb/0.001 in) hoặc m2/kg/0.0254mm. 

Từ nguyên liệu màng nilon sẽ được sản xuất thành bao bi nilon theo yêu cầu của từng đơn vị cá nhân